Hỗ trợ trực tuyến

Hotline:
0907450506
  • P.Quảng Bá Kỹ Thuật

    Điện thoai:0902720814

  • P.Quảng Bá Kỹ Thuật

    Điện thoai:0907450506

  • P.Quảng Bá Kỹ Thuật

    Điện thoai:0902601875

  • P.Quảng Bá Kỹ Thuật

    Điện thoai:0979737351

  • P.Quảng Bá Kỹ Thuật

    Điện thoai:0902800728

  • P.Quảng Bá Kỹ Thuật

    Điện thoai:0766226161

VIDEO CLIP

Thống kê truy cập

Online :13
Tuần :18621
Tháng :11901
Tổng truy cập :213903

Liên hệ

Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất phù hợp. Tại sao phải sử dụng đồng hồ đo áp suất?
 

Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất phù hợp. Tại sao phải sử dụng đồng hồ đo áp suất?

Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất phù hợp

Khi có nhu cầu cần mua đồng hồ đo áp suất, nhiều người dùng chưa biết mình sẽ phải chọn loại đồng hồ áp suất như nào để vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, vừa tiết kiệm được chi phí một cách tối ưu nhất. Vậy dựa vào đâu để lựa chọn được loại đồng hồ đo áp suất tốt nhất? Dưới đây là một số điểm lưu ý giúp người dùng cân nhắc trước khi đưa ra quyết định.

 

  1. I. Xác định thương hiệu sử dụng?

Trên thị trường không khó để bắt gặp rất nhiều các thương hiệu đồng hồ đo áp suất, vậy bạn nên sử dụng thương hiệu nào?

  • Đầu tiên, phải kể đến cái tên hàng đầu trong ngành instrument measuring đó là WIKA. Được thành lập từ năm 1960, WIKA là một trong những thương hiệu có năng lực kinh nghiệm & chất lượng hàng đầu trong ngành công nghiệp đo lường. Tuy nhiên trên thị trường hiện tại cũng tồn tại nhiều sản phẩm WIKA không chính hãng, có xuất xứ từ Trung Quốc,… Hiện Phúc Minh nhập khẩu & phân phối 100% hàng chính hãng từ nhà máy tại EU là Germany.
  • Yamamoto là hai thương hiệu khác đến từ Japan cũng là thương hiệu có chất lượng rất tốt, không thua kém gì WIKA, tuy nhiên thường có mức giá cao hơn WIKA. Lý do có thể là do số lượng sản xuất của WIKA vượt trội hơn, cùng với việc sản xuất ở một số nhà máy có chi phí nhân sự thấp hơn, dẫn tới giá cả tốt hơn so với Yamamoto.
  •  
  • Một thương hiệu khác phổ biến hơn ở thị trường Việt Nam là WISE – thương hiệu của Korea. Đây là thương hiệu lớn của Korea với dải sản phẩm khá rộng, chất lượng ổn định. Về mặt giá cả thì WISE có giá cả thấp hơn WIKA nhưng không nhiều (và còn tùy thuộc vào model). Việt Nam là thị trường số một của WISE ở Đông Nam Á.
  • Một thương hiệu khác của châu Âu, cụ thể là Italy mà người dùng có thể cân nhắc lựa chọn đó là hãng ITEC. ITEC ra đời từ năm 1989 tại Italy với người sáng lập đã từng làm việc trong hãng WIKA, có chất lượng rất tốt, hoạt động ổn định nhưng lại có giá cả tốt hơn khá nhiều các hãng kể trên. Hiện ITEC đã & đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam với những phản hồi rất tích cực từ phía khách hàng.

 

  1. II. Xác định quy cách kỹ thuật & mục đích sử dụng?

Việc đầu tiên người dùng cần xác định, đó là mục đích sử dụng đồng hồ áp suất của mình là gì? Ví dụ sử dụng cho hệ thống khí gas, khí oxygen, hệ thống nước,…

Sau khi xác định được mục đích sử dụng, việc quan trọng nhất người dùng cần xác định, đó là những thông số cơ bản của đồng hồ, cụ thể như sau:

 

 

  • 1. Dải đo (range): người dùng cần phải biết ít nhất là áp suất làm việc của ứng dụng, từ đó xác định được dải đo của đồng hồ. Điều này là cần thiết, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dùng. Trường hợp lựa chọn dải đo áp suất thấp hơn áp suất làm việc, sẽ xảy ra tình trạng quá áp, có thể dẫn tới việc phá hủy đồng hồ, mất an toàn. Còn trường hợp lựa chọn dải đo áp suất quá cao so với áp suất làm việc, là điều không cần thiết, bởi sẽ gây bất tiện cho việc quan sát của người dùng do vạch chia lớn trong khi áp suất nhỏ, và gây lãng phí chi phí do dải đo cao thường có giá thành cao hơn.
  • 2. Đường kính mặt đồng hồ (dial): Để lựa chọn được đường kính mặt đồng hồ phù hợp, người dùng phải biết được vị trí lắp đặt của đồng hồ. Kích thước mặt lớn giúp người dùng dễ quan sát, nhưng lại có chi phí cao hơn & không lắp đặt được ở những vị trí có không gian hạn chế. Thông thường, đồng hồ áp suất có các loại đường kính phổ biến là Ø42mm, Ø50mm, Ø63mm, Ø80mm, Ø100mm, Ø150mm.
  • 3. Kích thước chân kết nối (connection size): Chân kết nối là phần kết nối giữa đồng hồ với thiết bị/hệ thống của người dùng, vì vậy người dùng phải chọn loại chân kết nối cho phù hợp với thiết bị/hệ thống của mình. Người dùng phải lựa chọn kiểu chân ren (NPT, BSP,…) & kích thước ren cho phù hợp (thông thường theo tiêu chuẩn là ren ½” cho kích thước mặt ≥ Ø80mm, ren ¼” cho kích thước mặt Ø50mm & Ø63mm, ren 3/8” cho kích thước mặt Ø42mm
  • 4. Vật liệu chân kết nối (connection material): Tùy vào môi chất làm việc, người dùng lựa chọn vật liệu chân kết nối bằng đồng hoặc bằng thép không gỉ. Chân kết nối bằng đồng có giá thành thấp hơn & thường được sử dụng cho những ứng dụng trong hệ thống khí nén, hệ thống hơi, nước,…
  • 5. Đơn vị đo áp suất: Người dùng cần chọn đơn vị đo áp suất cho phù hợp, thuận tiện nhất với điều kiện sử dụng. Các đơn vị đo áp suất phổ thông nhất là bar, psi, mpa, kg/cm2,…
  • 6. Các tùy chọn đi kèm (options): người dùng căn cứ vào điều kiện sử dụng để chọn thêm các tùy chọn cho phù hợp như dầu giảm chấn, ống giảm nhiệt syphon, ứng dụng nhiệt độ cao, tính năng bổ sung external zero adjustment,…

 

Hiện tại, kho của Phúc Minh có sẵn nhiều loại đồng hồ đo áp suất của hãng Yamamoto/Japan & WISE/Korea, đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng. Để biết thêm thông tin hoặc cần tư vấn thêm về kỹ thuật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi.

 

Tại sao phải sử dụng đồng hồ đo áp suất?

Với hầu hết các hệ thống thì đồng hồ đo áp suất rất cần thiết trong quá trình hoạt động, giúp người dùng kiểm soát được tính ổn định, tránh tình trạng sụt áp do rò rỉ hay quá áp của hệ thống, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành.

Trên thực tế, đã xảy ra rất nhiều thiệt hại về người và thiết bị do tình trạng thiếu kiểm soát gây quá áp mang lại, nó thực sự nguy hiểm, nhất là đối với các ứng dụng áp suất cao như lò hơi, bình, bồn, hệ thống khí nén cao áp,… Vì vậy, đồng hồ áp suất luôn luôn không thể thiếu đối với mỗi hệ thống có sự tồn tại của áp suất.

 

Cách lựa chọn đồng hồ áp suất cho phù hợp.

Để lựa chọn được đồng hồ đo áp suất phù hợp, việc đầu tiên mà người dùng cần xác định, đó là mục đích sử dụng đồng hồ áp suất của mình là gì? Ví dụ sử dụng cho hệ thống khí gas, khí oxygen, hệ thống nước,…

Sau khi xác định được mục đích sử dụng để lựa chọn được loại đồng hồ áp suất phù hợp (xem phần 03 của bài viết), việc tiếp theo người dùng cần xác định, đó là những thông số cơ bản của đồng hồ, cụ thể như sau:

  •  
  • Dải đo (pressure range): người dùng cần phải biết ít nhất là áp suất làm việc của ứng dụng, từ đó xác định được dải đo của đồng hồ. Điều này là cần thiết, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dùng. Trường hợp lựa chọn dải đo áp suất thấp hơn áp suất làm việc, sẽ xảy ra tình trạng quá áp, có thể dẫn tới việc phá hủy đồng hồ, mất an toàn cho hệ thống & người vận hành. Còn trường hợp lựa chọn dải đo áp suất quá cao so với áp suất làm việc, là điều không cần thiết, bởi sẽ gây bất tiện cho việc quan sát của người dùng do vạch chia lớn trong khi áp suất nhỏ, và gây lãng phí chi phí do dải đo cao thường có giá thành cao hơn. Một điều quan trọng nữa là người dùng nên chọn dải đo của đồng hồ cao hơn 1,3 lần so với áp suất thực tế tối đa để đảm bảo an toàn.
  •  
  • Đường kính mặt đồng hồ (dia): Để lựa chọn được đường kính mặt đồng hồ phù hợp, người dùng phải biết được vị trí lắp đặt của đồng hồ. Kích thước mặt lớn giúp người dùng dễ quan sát, nhưng lại có chi phí cao hơn & không lắp đặt được ở những vị trí có không gian hạn chế. Thông thường, đồng hồ áp suất có các loại đường kính phổ biến là Ø42mm, Ø50mm, Ø63mm, Ø80mm, Ø100mm, Ø150mm.
  •  
  • Kích thước chân kết nối (connection size): Chân kết nối là phần kết nối giữa đồng hồ với thiết bị/hệ thống của người dùng, vì vậy người dùng phải chọn loại chân kết nối cho phù hợp với thiết bị/hệ thống của mình. Người dùng phải lựa chọn kiểu chân ren (NPT, BSP,…) & kích thước ren cho phù hợp (thông thường theo tiêu chuẩn là ren ½” cho kích thước mặt ≥ Ø80mm, ren ¼” cho kích thước mặt Ø50mm & Ø63mm, ren 3/8” cho kích thước mặt Ø42mm.
  •  
  • Vật liệu chân kết nối (connection material): Tùy vào môi chất làm việc, người dùng lựa chọn vật liệu chân kết nối bằng đồng hoặc bằng thép không gỉ. Chân kết nối bằng đồng có giá thành thấp hơn & thường được sử dụng cho những ứng dụng trong hệ thống khí nén, hệ thống hơi, nước,…
  • Đơn vị đo áp suất:Người dùng cần chọn đơn vị đo áp suất cho phù hợp, thuận tiện nhất với điều kiện sử dụng. Các đơn vị đo áp suất phổ thông nhất là bar, psi, mpa, kg/cm2,…
  • Môi chất làm việc:Người dùng cần phải biết được môi chất làm việc của mình là gì để lựa chọn đồng hồ áp suất cho phù hợp. Ví dụ môi chất là nước thì sử dụng loại đồng hồ áp suất phổ thông, môi chất có tính ăn mòn cao thì lựa chọn đồng hồ áp suất có vật liệu phenol, môi chất có độ kết tinh, độ nhớt cao thì lựa chọn đồng hồ áp suất dạng màng,… Điều này quyết định rất lớn tới hiệu quả hoạt động & chi phí giá thành, nên người dùng cần xác định rõ.

 

Thông qua bài viết này, chúng rất mong quý khách hàng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đồng hồ đó áp suất. Để có những đánh giá và chọn đúng sản phẩm theo nhu cầu của mình.

Khách hàng có bất kỳ nhu cầu, thắc mắc nào liên quan tới sản phẩm đồng hồ đo áp suất, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để team của chúng tôi được hân hành giải đáp, phục vụ.

Thương hiệu

KỸ THUẬT PHÚC MINH

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT PHÚC MINH

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT PHÚC MINH

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT PHÚC MINH

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT PHÚC MINH
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT PHÚC MINH
zalo
Nhận báo giá